Các chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ công thức tính vật liệu xây nhà chuẩn xác. Nhờ thế chúng ta tiết kiệm chi phí hiệu quả cũng như mang tới những gợi mở giá trị để tìm ra nhà thầu chuyên nghiệp. Tin rằng các gợi mở mà chúng tôi nói tới sẽ không làm bạn lãng phí thời gian vô ích!
Công thức tính chi phí vật liệu xây nhà cho móng băng một phương
Móng băng 1 phương hiện là loại móng cơ bản và phổ biến nhất trong các công trình hiện nay. Theo đó, móng được xây to, có thiết kế theo phương dọc hoặc ngang. Với đặc điểm kể trên, hạng mục này sẽ chịu tải trọng cho toàn bộ kiến trúc tốt hơn.
Công thức tính chi phí vật liệu xây nhà đối với móng băng một phương sẽ là:
50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
Móng băng một phương rất thích hợp khi thi công các công trình nhỏ. Mặt khác những kiến trúc quy mô cần cân nhắc. Bởi dòng này là loại móng nông, độ trượt lật kém và khả năng chịu tải chỉ ở mức trung bình.

Công thức tính chi phí vật liệu xây nhà cho móng băng hai phương
Trong khi đó, móng băng 2 phương được thiết kế theo cả phương ngang và phương dọc. Vì thế dòng này tăng độ chịu tải công trình vượt trội.
Loại móng băng hai phương phù hợp với công trình nhà phố, các kiến trúc có quy mô từ ba tầng trở lên. Công thức tính vật liệu chuẩn xác nhất cho phần này sẽ là:
70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
Dễ nhận thấy, chi phí vật liệu và thi công móng băng hai phương có mức cao hơn so với móng băng một phương. Do đó, nếu sở hữu công trình nhỏ, muốn tiết kiệm tiền đầu tư, bạn nên cân nhắc kỹ để tìm ra dòng phù hợp.
Công thức tính chi phí vật liệu cho móng cọc (ép tải)
Đúng như tên gọi, móng cọc sử dụng cọc làm hệ thống khung móng. Cọc có thể là Cọc gỗ, Cọc bê tông cốt thép, Cọc thép, Cọc hỗn hợp tùy vào từng trường hợp cụ thể. Loại móng này rất hợp với công trình xây dựng trên nền đất yếu.
Hiện tại, móng cọc còn chia ra làm hai dòng, cụ thể:
Thứ nhất, cọc đài thấp: Móng có các cọc chịu nén tốt nhưng không chịu tải trọng uốn. Móng được thiết kế sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu tối tiểu.
Thứ hai, cọc đài cao: Là loại móng có chiều sâu nhỏ hơn nhiều cao của cọc. Dòng này có thể chịu cả hai tải trọng uốn và nén.

Công thức tính chi phí vật liệu xây nhà với móng cọc được tính như sau:
[250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000đ] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô].
Công thức tính chi phí vật liệu xây nhà với móng cọc (khoan nhồi)
Công thức tính vật liệu xây nhà với móng cọc khoan nhồi có dạng như sau:
[450.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô].

Theo đó, móng cọc khoan nhồi là có hệ thống cọc được nhồi bê tông cốt thép. Cụ thể, quá trình đổ bê tông được thực hiện tại chỗ và đổ trực tiếp vào các lỗ khoan nhờ cách khoan tạo lỗ. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho những công trình có nền đất cần gia cố.
Đồng thời nhờ hệ móng kể trên, bạn có thể yên tâm sở hữu các liên kết trong móng nhà vững chắc. Nhờ vậy công trình thêm bền vững, tránh xa hiện tượng sụt lún.
Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm tại đây https://meeyland.net/cong-thuc-tinh-vat-lieu-xay-nha/ để biết thêm các công thức tính vật liệu xây nhà cho từng hạng mục bạn nhé!
https://meeyland.net/ sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng cá nhân cũng như các nhà thầu để giúp công trình của bạn thêm hoàn mĩ, kiên cố.